Nhóm nghiên cứu Đề tài: "Thực Hành Quyền Sở Hữu Trên Tài Nguyên Đầm Phá: Trường Hợp Xã Quãng Thái, Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế" Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai có diện tích 22.000 ha đa dạng với 3 hệ sinh thái: nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Đặc điểm này liên quan đến sự đa dạng của nguồn lợi thủy sản, dẫn đến các hoạt động khai thác đa dạng và khốc liệt (Tuyen 2002). Trong bối cảnh dân số gia tăng, các hoạt động khai thác tài nguyên đầm phá phức tạp, cạnh tranh và xung đột giữa các bên sử dụng gia tăng. Tuyen (2002) đã gọi sự cạnh tranh, xung đột và bạo lực là hậu quả của quyền tài sản không rõ ràng. Trong hoàn cảnh này, các vấn đề về quyền tài sản cần được thảo luận một cách cởi mở. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay, có ba nhóm người sử dụng tài nguyên đầm phá. Họ là những người khai thác thủy sản bằng phương tiện cố định, những người khai thác thủy sản bằng phương tiện di động và người nuôi trồng thủy sản đang kiếm sống trực tiếp từ phá Tam Giang. Việc tiếp cận và kiểm soát của họ đối với khu vực đầm phá được đặt dưới sự điều chỉnh của các thể chế theo luật định nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động của người sử dụng bị ảnh hưởng nhiều bởi một số thể chế tập quán khi việc thực thi các thể chế luật định còn yếu. Hậu quả là nguồn tài nguyên cạn kiệt nghiêm trọng hơn, quyền tiếp cận và sử dụng không được bảo đảm của người sử dụng tài nguyên đầm phá (đặc biệt là những người khai thác thủy sản bằng phương tiện di động - nhóm người nghèo hơn trong cộng đồng). Từ khóa: phá Tam Giang, ngư nghiệp, quyền tài sản,và thể chế phong tục |
Số lần xem trang: 3679
Điều chỉnh lần cuối: 26-08-2021